Sofa bị mốc là một trong những vấn đề thường gặp khi sử dụng sofa, xảy ra chủ yếu do việc bảo quản ghế không đúng cách. Vậy ghế sofa bị mốc cần được xử lý như thế nào? Hãy cùng Hưng Phát Sài Gòn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé:
Dấu hiệu nhận biết sofa da bị mốc
Phần lớn các trường hợp ghế sofa bị mốc đều có thể nhận thấy dễ dàng qua quan sát kỹ bề mặt ghế. Các dấu hiệu phổ biến khi sofa da bị mốc gồm:
- Xuất hiện các nốt đốm có nhiều màu sắc như màu xám, đen, nâu hay màu vàng.
- Sofa tạo cảm giác cứng, mất đi vẻ mềm mại khi chạm vào hay ngồi trên ghế.
- Lớp da bao phủ ghế bị ngả màu.
Khi phát hiện các dấu hiệu trên, bạn cần nhanh chóng tìm đến các chuyên gia dọn vệ sinh, khử nấm mốc cho sofa hoặc tự xử lý đúng cách các vết mốc một cách triệt để. Việc kéo dài, không xử lý tận gốc nấm mốc có thể lan rộng ra những vùng lân cận và gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng, tuổi thọ ghế,…
Nguyên nhân khiến sofa da bị ẩm mốc
Sofa da bị mốc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến ghế sofa bị ẩm mốc thường gặp:
- Thời tiết ẩm ướt, nồm: Thời tiết nồm, nóng ẩm, độ ẩm trong không khí cao và kéo dài là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc hình thành và phát triển. Đặc biệt, khi không khí trong phòng không được lưu thông, không gian bí bách khiến độ ẩm trong phòng ngày càng tăng cao, sofa nhanh chóng bị mốc. Không chỉ sofa, các món nội thất khác được làm từ vải, dạ, gỗ đè có nguy cơ bị mốc cao.
- Ghế sofa không được sử dụng trong thời gian dài: Sofa có thể bị mốc do không được sử dụng thường xuyên do gia đình đi làm ăn xa, đi chơi lâu ngày, hay về quê,… Đặc biệt, khi ghế không được bao bọc cẩn thận, nấm mốc, rêu có thể xuất hiện.
- Ghế không được vệ sinh đúng cách trong thời gian sử dụng: Vệ sinh là một vấn đề vô cùng quan trọng khi sử dụng sofa. Việc vệ sinh sofa không thường xuyên sẽ khiến chúng ngày càng tích tụ nhiều vi khuẩn, bụi bẩn, tăng nguy cơ hình thành nấm mốc. Do đó, các chuyên gia nội thất khuyến nghị nên vệ sinh sofa định kỳ ít nhất 6 tháng/lần.
- Sofa bị ngấm nước không được xử lý đúng cách: Làm đổ nước, đổ thức ăn lên sofa là một trong những vấn đề khó tránh khỏi trong suốt quá trình sử dụng sofa. Tuy nhiên khi các vết bẩn này không được làm sạch kịp thời và hoàn toàn, vi khuẩn và nấm mốc có thể sinh sôi và gây mùi khó chịu, ẩm mốc sofa, ảnh hưởng sức khỏe người dùng. Ngoài ra, một số gia đình có trẻ nhỏ hoặc thú cưng đi vệ sinh ngay trên sofa và không vệ sinh ghế đúng cách cũng khiến nguy cơ nấm mốc và mầm bệnh xuất hiện trên sofa tăng cao.
- Đặt sofa sai vị trí: Đặt sofa sát góc tường, gần quạt hơi nước, máy phun sương, không có ánh mặt trời, không gian bí bách, tối tăm, nóng ẩm,… trong một thời gian dài sẽ khiến sofa bị bong tróc, mục, xuất hiện nấm mốc.
Sofa da bị mốc ảnh hưởng như thế nào?
Hiện nay, nhiều gia đình vẫn chưa hiểu được mức độ ảnh hưởng của tình trạng ghế sofa bị mốc, từ đó, hình thành suy nghĩ khá chủ quan và phớt lờ các vết mốc hoặc chỉ xử lý chúng một cách qua loa. Tuy nhiên, các chuyên gia về nội thất và sức khỏe đã chỉ ra những ảnh hưởng xấu mà người dùng cần đặc biệt lưu ý khi sofa da bị mốc như sau:
1. Ảnh hưởng tới tuổi thọ của ghế
Nấm mốc là một trong những tác nhân khiến sofa nhanh chóng bị xuống cấp, giảm tuổi thọ của ghế. Do đó, khi sofa bị mốc, ghế không chỉ tạo cảm giác cứng, khó chịu khi ngồi mà nấm mốc còn sinh sôi, phát tán nhanh chóng gây hại đến phần khung ghế, từ đó, khiến ghế dễ bị mục, hư hỏng hơn.
2. Ảnh hưởng sức khỏe người dùng
Không chỉ nấm mốc, sofa bị mốc còn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh sinh sôi, phát triển mạnh mẽ. Điều nguy hiểm là tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng khi ngồi trên sofa mà nấm mốc, vi khuẩn có thể tạo mùi hôi, phát tán ra môi trường xung quanh gây cảm giác khó chịu. Một số bệnh lý thường gặp có thể bắt nguồn từ việc ghế sofa bị mốc như viêm da, hen suyễn, dị ứng, ngộ độc,…Bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn ở trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch suy yếu. Do đó, người dùng cần thật sự chú ý khi sofa có dấu hiệu bị mốc.
3. Gây mất thẩm mỹ cho ghế Sofa da
Nấm mốc khiến sofa xuất hiện các nốt đốm, rong rêu, bạc màu hay các vết loang, sofa không đều màu tạo cảm giác bẩn thỉu cho sofa nói riêng và không gian sống nói chung. Hơn nữa, tình trạng này còn khiến sofa biến đối từ mềm mại, bóng láng, bắt mắt thành sofa có bề mặt thô cứng, sần sùi, bạc màu. Lúc này, sofa đã đánh mất vẻ đẹp vốn có của nó, ngày càng trở nên cũ kỹ và nhếch nhác. Điều đó khiến cho không gian thiết kế không còn sang trọng, cao cấp như trước nữa, thay vào đó là cảm giác mất vệ sinh, kém tinh tế và kém thẩm mỹ.
Hướng dẫn cách xử lý ghế sofa bị mốc đơn giản, hiệu quả
Để xử lý các vết mốc của sofa một cách nhanh chóng và dứt điểm, bạn có thể tham khảo các cách dưới đây:
1. Xử lý sofa da bị mốc bằng rượu, cồn
Một số ý kiến cho rằng rượu và cồn có thể gây hại đến bề mặt và chất lượng của vải da. Tuy nhiên, theo chia sẻ của các chuyên gia nội thất, cồn và chất cồn trong rượu có thể loại bỏ hoàn toàn các tế bào nấm mốc nhanh chóng và hiệu quả mà không gây bất kỳ ảnh hưởng xấu nào với vải da. Do đó, xử lý sofa da bị mốc bằng rượu, cồn là một trong những cách tự nhiên, đơn giản, dễ thực hiện được khuyến cáo sử dụng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Bước 1: Pha cồn hoặc rượu với nước ấm theo tỉ lệ 1:1 trong một cái thau sạch.
- Bước 2: Dùng khăn hoặc cọ mềm thấm vào hỗn hợp rồi chà nhẹ nhàng lên chỗ bị mốc. Xả sạch khăn với dung dịch rồi lau sạch những vùng không bị mốc.
- Bước 3: Dùng quạt hong khô sofa một.
Lưu ý:
- Không đổ trực tiếp rượu và cồn lên bề mặt vải da.
- Không dùng máy sấy vì điều này có thể khiến vải da trở nên khô cứng, bị nứt nẻ.
- Để tránh trường hợp hỗn hợp có phản ứng hoặc khiến vải da bị đổi màu, bạn nên thử một vùng nhỏ ở góc khuất của ghế sofa.
2. Xử lý sofa da bị mốc bằng giấm trắng
Giấm trắng chứa những acid có thể loại bỏ các loại nấm mốc, vết bẩn trên quần áo, nội thất một cách dễ dàng. Do đó, bên cạnh công dụng sử dụng trong cho việc nấu ăn giấm trắng còn được sử dụng cho việc tẩy rửa.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Pha giấm trắng với nước sạch theo tỉ lệ 1:1 trong một cái thau sạch.
- Bước 2: Dùng khăn hoặc cọ mềm thấm vào hỗn hợp rồi chà nhẹ nhàng lên toàn bộ bề mặt sofa.
- Bước 3: Xả khăn với nước sạch rồi lau lại ghế.
- Bước 4: Dùng một chiếc khăn mềm, khô có khả năng thấm hút tốt lai sại sofa 1 lần nữa.
3. Xử lý vết mốc sofa da với Baking soda
Với thành phần chứa một lượng lớn muối Natri và HCO3, bột baking soda được ứng dụng nhiều trong việc vệ sinh nhà cửa, nội thất, loại bỏ vết bẩn, nấm mốc, hỗ trợ kháng khuẩn, khử mùi hôi. Để xử lý vết mốc trên ghế sofa bằng baking soda hiệu quả, bạn nên làm sạch bụi bẩn, vụn thức ăn, lông, tóc bám trên ghế bằng máy hút bụi.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Pha một lượng vừa đủ bột baking soda với nước ấm trong trong một cái thau sạch.
- Bước 2: Cho dung dịch vào bình xịt phun sương, sau đó, phun đều lên các khu vực bị nấm mốc và chờ trong vài phút.
- Bước 3: Dùng khăn hoặc bàn chải lông mềm chà nhẹ theo hình vòng tròn lên vùng bị mốc.
- Bước 4: Dùng khăn sạch lau lại toàn bộ sofa bằng nước ấm.
- Bước 5: Dùng quạt hoặc máy sấy hồng ngoại làm khô sofa.
Lưu ý: Không được sử dụng máy sấy tóc hoặc phơi sofa dưới ánh nắng mặt trời để làm khô sofa vì điều này sẽ khiến lớp da bị cứng, bong tróc, mất thẩm mỹ.
4. Xử lý vết mốc bằng Isopropyl alcohol
Isopropyl alcohol là một loại dung môi có tác dụng làm sạch các vết mốc trên sofa một cách nhanh chóng. Đặc biệt, nó còn có khả năng loại bỏ vết mực bút bi trên sofa da hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Dùng bông sạch hoặc khăn mềm thấm dung môi rồi chà nhẹ lên vết bẩn cho đến khi vết mốc, vết mực được loại bỏ hoàn toàn,
- Bước 2: Dùng khăn sạch lai lại toàn bộ sofa rồi để ghế khô một cách tự nhiên.
5. Làm sạch vết mốc trên sofa da bằng máy hút bụi
Máy hút bụi là dụng cụ thường được sử dụng trong việc vệ sinh sofa với khả năng làm sạch sâu và nhanh chóng. Do đó, khi ghế sofa bị mốc, bạn cũng có thể loại bỏ vết mốc bằng máy hút bụi.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Dùng khăn mềm lau sạch bề mặt ghế.
- Bước 2: Dùng máy hút bụi làm sạch sâu các khe, rãnh, đặc biệt là các khu vực có nấm mốc.
- Bước 3: Dùng khăn mềm, ẩm lau lại bề mặt ghế rồi để sofa khô một cách tự nhiên.
Lưu ý:
- Không dùng máy sấy để làm khô sofa vì điều này có thể làm lớp da bị bong tróc, nứt nẻ, khô cứng.
- Bạn nên chọn những ngày thời tiết khô thoáng để làm sạch sofa.
6. Dùng Silica Gel làm sạch sofa da bị mốc
Hiện nay, Silica gel là một trong những sản phẩm được nhiều người lựa chọn trong việc loại bỏ các vết mốc trên sofa.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rãi hạt Silica gel lên trên các vị trí bị mốc của sofa và đợi cho đến khi các vết mốc được loại bỏ hoàn toàn.
- Bước 2: Dùng khăn lau sạch ghế.
Lưu ý: Hạt Silica gel là là một chất hóa học có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là khi trẻ nghịch hoặc nuốt phải. Do đó, những gia đình có trẻ nhỏ nên đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng loại hạt này.
7. Sử dụng dịch vụ xử lý sofa da bị mốc
Một trong những cách xử lý ghế sofa da bị mốc đơn giản, nhanh chóng, đảm bảo tính an toàn cho bộ ghế là liên hệ đến Hưng Phát Sài Gòn để sử dụng các dịch vụ vệ sinh sofa. Đây sẽ là một lựa chọn lý tưởng cho những bộ ghế có thiết kế phức tạp, đặc biệt, với bộ ghế sofa da cao cấp, nhập khẩu với giá thành đắt đỏ. Ngoài việc xử lý nấm mốc, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên sử dụng các dịch vụ vệ sinh sofa định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của ghế.
8. Xử lý vết mốc với benzen, xăng thơm, axeton
Benzen, xăng thơm, axeton là những chất lỏng không màu, có khả năng tan chậm trong nước và có mùi hương tương đối dễ chịu. Khi tiếp xúc với các vết bẩn cứng đầu, các chất này có khả năng làm mềm hóa chúng, từ đó, loại bỏ chúng một cách hiệu quả. Hơn nữa, khi vệ sinh sofa bằng các chất này, ghế sẽ trở nên sáng bóng và láng mịn hơn, ngăn ngừa sự hình thành nấm mốc về sau.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Loại bỏ bụi bẩn, lông tóc, vụn thức ăn tích tụ trên sofa bằng máy hút bụi.
- Bước 2: Dùng khăn mềm thấm dung dịch tẩy rửa (benzen, xăng thơm hoặc axeton) rồi lau nhẹ lên vùng da bị mốc hoặc có vết bẩn cứng đầu.
- Bước 3: Dùng khăn sạch sau lại toàn bộ sofa rồi để ghế khô tự nhiên.
Lưu ý: Các dung dịch trên đều là sản phẩm hóa chất công nghiệp, dễ bay hơi nên việc hít chúng quá nhiều trong một thời gian dài có thể gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt là hệ thần kinh. Do đó, khi loại bỏ nấm mốc cho sofa bằng cách này, bạn nên sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động, đeo khẩu trang và bao tay cẩn thận.
Cách phòng tránh sofa da bị mốc
Nếu bạn đang sử dụng hoặc có ý định dùng bàn ghế sofa, để ngăn ngừa tình trạng sofa da bị mốc, bạn nên bỏ túi các biện pháp chăm sóc sofa dưới đây:
- Chọn vị trí đặt ghế sofa có độ thông thoáng tốt, không ẩm mốc, tránh các khu vực không có ánh sáng mặt trời như tầng hầm.
- Tránh đặt ghế sofa sát mép tường vì đây là vị trí dễ khiến sofa bị mốc nhất.
- Không để sofa trước các thiết bị tạo ẩm không khí như quạt hơi nước, máy phun sương.
- Tránh để thú cưng, trẻ em chơi đùa, tè dầm trên sofa.
- Cân chỉnh nhiệt độ phù hợp, tránh để phòng quá ẩm khi thời tiết ẩm ướt.
- Vệ sinh sofa thường xuyên, định kỳ tối thiểu 6 tháng/lầm.
- Sử dụng bọc sofa chống thấm, nhất là khi không sử dụng sofa trong thời gian dài.
Trên đây là những thông tin hữu ích về cách làm sạch ghế sofa bị mốc. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng sofa bị mốc cũng như có cách xử lý phù hợp. Nếu gặp khó khăn trong quá trình sử dụng, vệ sinh cũng như bảo quản sofa, bạn có thể liên hệ đến Hưng Phát Sài Gòn để được hỗ trợ bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nội thất.